Nhắc
đến nguyệt quế thì cái tên này có lẽ đã in xâu trong tâm trí của nhiều người. Bởi
chỉ cần nhắc đến nguyệt quế là người ta nghĩ ngay đến biểu tượng cho sự vinh
quang. Vậy cụ thể về cây nguyệt quế
nói chung và hoa nguyệt quế nói riêng thì bạn đọc hãy cùng với chúng tôi đi tìm
hiểu chi tiết hơn qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé.
1. Đặc điểm của cây nguyệt quế
Qua
các nguồn thông tin tìm hiểu thì chúng tôi biết được rằng nguyệt quế có tên gọi
khoa học là Laurus nobilis L. Loài cây này thuộc họ Long não (Lauraceae). Và thực
tế thì nó có nguồn gốc ở Đông Âu, thuộc vùng Địa Trung Hải. Còn ở nước ta thì
cây nguyệt quế tập trung nhiều ở các tỉnh miền Nam. Nguyệt quế là cây cảnh được
đặc biệt ưa chuộng.
Và
dưới đây là một số đặc điểm cụ thể của cây nguyệt quế:
-
Là cây thân gỗ, dạng bụi lớn.
-
Cây có chiều cao từ 9-15m.
-
Thân cây thẳng, vỏ nhẵn.
-
Lá có chiều dài khoảng 6-12cm, rộng từ 2-4cm, dai và xoan ngọn giáo.
-
Lá nguyệt quế có mùi thơm, phiến lá có hình bầu dục thuôn dày, cứng, không có
lông.
-
Cuống lá có chiều dài khoảng 5-15mm.
-
Hoa đực và hoa cái của cây nguyệt quế được mọc trên các cây khác nhau.
-
Hoa có màu trắng lục nhạt, mọc thành các cặp xen kẽ với lá.
-
Quả nguyệt quế mọng, nhỏ, có màu đen, đài có chiều dài khoảng 1cm, có chứa hạt
bên trong.
2. Ý nghĩa của cây nguyệt quế
Nói
về ý nghĩa của cây nguyệt quế thì loài cây này nổi tiếng với 2 ý nghĩa trong
phong thủy. Cụ thể đó là:
- Trong phong thủy: Giúp xua đuổi tà khí:
Thật
khó có thể tin nổi khi chúng tôi lại nói rằng cây nguyệt quế có khả năng xua đuổi tà khí đúng không? Nhưng thực tế,
chúng tôi thấy rằng trong phong thủy thì người ta quen niệm rằng loài cây này
có khả năng diệt trừ tà ma, xua đuổi tà khí giúp bảo vệ gia đình tránh được những
điều xui xẻo. Việc trồng cây nguyệt quế trước cửa nhà còn giúp cho gia đình gặp
được nhiều điều may mắn nữa.
Chưa
dừng lại ở đó. Nếu bạn đã được thưởng thức hương thơm của hoa nguyệt quế thì chắc
bạn còn phải ngất ngây hơn nữa. Tại sao chúng tôi lại nói như vậy? Bởi hương
thơm của hoa nguyệt quế còn rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là khi vào ban đêm
thì hương thơm ấy còn mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn. Lá của cây nguyệt quế
còn có được sử dụng làm thuốc chống oxy hóa, chữa các bệnh viêm nhiễm và là một
loại hương vị thơm ngon, độc đáo.
- Là biểu tượng của sự chiến thắng
Nhắc
đến nguyệt quế thì chắc hẳn trong đầu đa số tất cả chúng ta đều nghĩ ngay đến
vòng nguyệt quế - biểu tượng cho sự chiến thắng.
Qua
tìm hiểu thì chúng tôi còn biết được không chỉ nguyệt quế được dùng để nói đến
sự chiến thắng trong ngày nay mà ngay từ thời cổ đại Hy Lạp thì họ đã sử dụng
thân và hoa nguyệt quế để tạo thành những chiếc vòng nguyệt quế để trao tặng
cho người chiến thắng rồi.
Dù
chỉ với vẻ đẹp đơn sơ nhưng hương thơm của cây và hoa nguyệt quế lại trở thành
biểu tượng cho sự vinh quang và niềm tự hào của rất nhiều người.
Nhờ
vào ý nghĩa này mà rất nhiều người lựa chọn cây nguyệt quế làm cây phong thủy đặt
trong không gian nội thất của mình với mong muốn sẽ gặp được nhiều thành công
và may mắn hơn trong cuộc sống.

3. Ứng dụng của cây nguyệt quế
Chính
vì những ý nghĩa phong thủy trên mà rất nhiều người đã lựa chọn loài cây này để
trang trí trong sân vườn, đặt trên bàn làm việc, bàn học hay văn phòng của mình
đấy. Ngoài ra thì cây nguyệt quế cũng được trồng trước cửa nhà với mong muốn sẽ
mang lại nhiều điều tốt lành cho gia chủ.
Thực
tế thì giá của những cây nguyệt quế cổ thụ khá cao. Nhưng vì yêu thích và cũng
một phần vì những ý nghĩa trên mà đã rất nhiều người muốn sở hữu được chúng.

4. Hướng dẫn cách trồng cây nguyệt quế
Cũng
giống như nhiều giống cây trồng khác thì cây
nguyệt quế cũng có nhiều phương pháp gieo trồng như: gieo hạt, ghép mặt,
giâm cành. Nhưng một trong những phương pháp phổ biến nhất thường được áp dụng
cho loài cây này là ghép mắt.
Với
phương pháp này thì các bạn lưu ý: cần chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
Tốt nhất nên chọn cành bánh tẻ không quá già, có khả năng ra hoa được 1-2 lần, ốc
ghép phải mọc thẳng, không bị dị dạng, không được sâu bệnh. Và tuyệt đối không
được để mắt ghép bị bẩn hoặc bị bầm dập.
Bên
cạnh đó khi trồng cây nguyệt quế thì các bạn cần phải chú ý đến một số yếu tố
sau:
-
Nhiệt độ trồng cây: có thể bạn chưa biết nhưng nhiệt độ
thích hợp nhất để trồng cây nguyệt quế là trong điều kiện từ 13-39 độ C. Nếu
nhiệt độ xuống thấp hơn nữa thì cây lại không có khả năng chịu đựng được nên sẽ
ngừng sinh trưởng. Và khi xuống dưới 0 độ C thì cây sẽ bị chết.
-
Chọn đất trồng và kĩ thuật trồng: không chỉ riêng cây nguyệt
quế mà với mọi cây trồng khác thì đất trồng cũng như kĩ thuật trồng đóng vai
trò vô cùng quan trọng. Theo kinh nghiệm thì để cây nguyệt quế phát triển tốt
nhất bạn nên chọn loại đất pha thịt, có khả năng thoát nước tốt, màu mỡ và có độ
pH trong khoảng từ 5-7.
Với
những kinh nghiệm thực tế thì chúng tôi cũng chia sẻ với bạn công thức trộn đất
trồng như sau: đất phù sa + xơ dừa + mùn trấu + phân chuồng với tỉ lệ: 2:1:1:1.
Ngoài
những điểm trên thì khi trồng cây nguyệt quế các bạn cũng cần lưu ý một số điểm
sau:
-
Cây trồng sau một thời gian thì đất sẽ bị hút hết chất dinh dưỡng. Do vậy, sau
khoảng thời gian thì các bạn cần tiến hành thay đất mới hoặc sang chậu cho cây.
Cần phải quan sát biểu hiện của cây thường xuyên để nắm bắt được tình hình phát
triển cũng như khi cây có sự thay đổi khác biệt.
-
Nếu thấy cây kém tươi, bắt đầu nhuốm vàng và có nhiều rễ con trồi lên mặt đất
thì đây là dấu hiệu để bạn nhận biết rằng đất đang bắt đầu có sự cằn cỗi. Trường
hợp nếu cây được trồng trong chậu thì nên thực hiện thay đất cho cây trung bình
khoảng 3 tháng 1 lần bằng cách bỏ đi 1/3 lượng đất cũ và thay vào đó bằng đất mới.
Sau khi thay đất thì cây sẽ đâm chồi, nảy lộc. Thời điểm thay chậu, thay đất
cho cây nguyệt quế thích hợp nhất là vào mùa xuân hoặc trước mùa mưa.
-
Thực tế thì kĩ thuật trồng cây nguyệt quế
không hề khó. Điểm đặc biệt các bạn cần lưu ý đó là thực hiện đúng cách và quan
sát cây thường xuyên để kịp thời phát hiện những bất thường để xử lý sớm.
5. Hướng dẫn cách chăm sóc cây nguyệt quế đúng cách
Sau
khi trồng thì để cây sinh trưởng, phát triển và cho hoa đẹp thì việc chăm sóc
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy cần lưu ý những gì khi chăm sóc cây nguyệt
quế?
-
Cần bón phân cho cây theo định kì 1-2 tháng/ lần. Để cây có thể phát triển cứng
cáp thì cần bổ sung thêm kali cho cây trong thời kì cây phát triển.
-
Cây nguyệt quế cần có nhu cầu nước cao, ưa sống trong môi trường có độ ẩm cao.
Do vậy cần phải luôn luôn cung cấp đủ nước cho cây.
-
Do chỉ ưa ánh sáng nhẹ, cường độ ánh sáng không quá cao. Nên thời điểm thích hợp
nhất trong ngày để cây tiếp xúc với ngoài trời đó là buổi sáng và chiều tối.
-
Nên tiến hành cắt tỉa thường xuyên cho cây 1 tháng/ lần khi mùa mưa. Còn mùa
khô thì nên thực hiện 2 tháng/ lần.
Trên
đây là một số thông tin chia sẻ về cây
nguyệt quế. Với những chia sẻ này thì chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được phần
nào rằng tại sao cây nguyệt quế lại được nhiều người yêu thích đến vậy đúng
không?
>>Xem ngay sự tích hoa loa kèn
>>Xem ngay sự tích hoa loa kèn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét